Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ, nhà viết kịch Thâm Tâm

Thâm Tâm (19171950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao. Ông cũng được xem là có liên quan đến một thi sĩ bí ẩn cuối thập niên 1930T.T.Kh. [1]

Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Xuất thân trong một nhà giáo nền nếp, thuở nhỏ, từ năm 1938, ông học tiểu học ở Hà Nội, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ nămTruyền bá quốc ngữ… Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui…

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban Biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất sau một cơn đau tim đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác tại chiến khu Việt Bắc.

Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.

Ngoài ra, Thâm Tâm còn có có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh, Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.

Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

[sửa] Tác phẩm chính

[sửa] Thơ

  • Tống biệt hành
  • Ngẫm nghĩ cố sự
  • Chào Hương Sơn
  • Ly biệt
  • Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
  • Chiều mưa đường số 5 (1948)
  • Thơ Thâm Tâm (1988)

[sửa] Kịch

  • Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
  • Nga Thiên Hương
  • 19-8
  • Lối sống (1945)
  • Lá cờ máu
  • Người thợ (1946)