Thơ tkkh- Sự thật hay huyền thoại

Từ hồi còn nhỏ tôi đã được hân hạnh quen biết các nhà thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân. Tôi đã thuộc lòng hầu hết thơ của các ông, và được các ông kể cho nghe nhiều chuyện liên quan đến văn học, nhưng tuyệt nhiên không một lần nào nói về lai lịch của T.T.Kh. Ngay cả sau khi cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân ra đời, có in cả thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân và bài thơ mang tên T.T.Kh. các ông cũng không hề nói đến chuyện ấy. Trong Thi nhân Việt Nam viết về T.T.Kh. như sau: “Hồi tháng 9-1937, Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn của ông Thanh Châu: “Hoa ti-gôn”. Ít ngày sau tòa báo nhận được bài thơ nhan đề: -“Bài thơ thứ nhất”. Rồi lại nhận được một bài nữa: “Hai sắc hoa ti-gôn”. Hai bài đều ký T.T.Kh. và đều một nét chữ run run. Từ đấy tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy không nhận được bài báo nữa và cũng không biết T.T.Kh. ở đâu. Nhưng đến khi bài thơ kia đăng rồi, xóm nhà văn bỗng xôn xao. Có mấy người nhất quyết T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt…”

Sở dĩ Hoài Thanh viết như vậy vì có nhiều người làm thơ hưởng ứng thơ T.T.Kh. J.Leiba cho đăng lại bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” trên và viết mấy câu cảm đề phía dưới như sau:

Anh chép bài thơ tự trái tim

Của người thiếu phụ lỡ làng duyên.

Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ

Yên ủi anh và để tặng em.

Nguyễn Bính làm bài thơ “Dòng dư lệ”, phía trên có trích hai câu thơ T.T.Kh. trong bài thơ “Bài thơ thứ nhất” làm đề từ:

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ

Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

Trong bài thơ Nguyễn Bính có nhắc đến Vườn Thanh cũng là lấy từ câu thơ T.T.Kh : Ở lại Vườn Thanh có một mình.

Nhưng vườn Thanh ở đâu? Theo nhà thơ Nguyễn Vỹ một bạn thơ của Thâm Tâm từ trước 1945, thì đó là vườn trong ngôi nhà phố Thanh Giám, sau là Văn Miếu, Hà Nội.

Thâm Tâm cũng làm bài thơ “Các anh” đăng Tiểu thuyết thứ bảy, số 307, ngày 4-5-1940, nguyên văn như sau:

Các anh hãy uống thật say

Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im

Giờ hình như quá nửa đêm

Lòng đau, đau lại cái tin cuối mùa

Hơn đàn buồn như trời mưa

Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi

Giờ hình như ở ngoài trời

Tiếng xe đã nghiến đường rời rã đi

Tâm tình anh nhạt đâu nghe

Tiếng mùa lá chết đã xê dịch nhiều

Giờ hình như gió thổi đều,

Những loài hoa máu đã gieo nốt đời

Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi,

Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh

Sá chi những chuyện tâm tình

Lòng đau đem chứa trong bình rượu cay !

Năm 1951, nhân làm công tác địch vận và quân báo của Liên khu III, tôi vào nội thành Nam Định hoạt động, ngẫu nhiên được đọc một bài báo của Anh Đào, đăng trên một tập san của Hà Nội tạm chiếm, tôi xiết bao kinh ngạc khi thấy trong đó có kể tường tận về mối tình giữa Thâm Tâm và T.T.Kh. (Ông Anh Đào bảo đó là tên viết tắt của Thâm Tâm và Khánh) riêng bài thơ “Các anh” của Thâm Tâm bị chép sai 2 câu (lòng đau đau lại cái tim cuối mùa, bị chép là: cái tin cuối mùa; Tâm tình lạnh nhạt đâu nghe, bị chép là: tâm hồn lạnh nhạt đêm nghe). Bài thơ còn bị kéo dài thêm 48 câu nữa, lời thơ rất dở không xứng với tài thơ của Thâm Tâm. Hình như tác giả bài báo cố tình bịa ra để gán cái tên Khánh vào trong bài, nhằm chứng minh T.T.Kh, tên thật là Khánh:

Miệng chồng Khánh gắn trên môi,

Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ…

… Khánh ơi ! Còn hỏi gì anh…

Tác giả bài báo còn bịa ra những bài thơ như “màu máu ti-gôn” bảo Thâm Tâm, trong đó có những câu như:

K. hỡi, người của tôi ơi,

Nào ngờ em giết chết một đời,

Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ,

Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi !

Những câu thơ “con cóc” như thế dám cả gan gán cho Thâm Tâm hay sao? Chưa hết, bài “Dang dở” còn có những câu:

Thôi em nhé, từ đây anh cất bước

Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui

Đừng buồn thương nhớ tiếc hoặc ngậm ngùi

Muôn việc thảy đều do nơi số kiếp.

Nên nhớ: Thâm Tâm không hề làm thơ tám chữ bao giờ cả?

Tháng 3-1994

H.A

http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-17318.html)

T.T.Kh

T.T.Kh là bút danh của một nhà thơ ẩn danh trong phong trào Thơ mới (19301945), tác giả bài Hai sắc hoa Ti-gôn nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng

Câu chuyện

Sau khi truyện ngắn Hoa Ti gôn[2] của Thanh Châu đăng năm 1937 trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội), tòa soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn[cần dẫn nguồn], mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh, xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước (Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính, Màu máu Ti gôn của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh càng có thêm nhiều dị bản.

[sửa] Tác phẩm

T.T.Kh chỉ đăng 4 tác phẩm rồi bặt danh.

  • Hai sắc hoa Ti-gôn (1937)
  • Bài thơ thứ nhất (1937)
  • Đan áo cho chồng (1937)
  • Bài thơ cuối cùng (1938)

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ, nhà viết kịch Thâm Tâm

Thâm Tâm (19171950) là một nhà thơ và nhà viết kịch Việt Nam. Ông nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành, với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí rất cao. Ông cũng được xem là có liên quan đến một thi sĩ bí ẩn cuối thập niên 1930T.T.Kh. [1]

Ông tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Xuất thân trong một nhà giáo nền nếp, thuở nhỏ, từ năm 1938, ông học tiểu học ở Hà Nội, từng vẽ tranh để kiếm sống. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ nămTruyền bá quốc ngữ… Ông từng thử sức trên nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả vẫn là thơ. Thơ Thâm Tâm có nhiều giọng điệu, khi buồn da diết, khi trầm hùng, bi tráng, khi reo vui…

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban Biên tập báo Tiên Phong (1945-1946), sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn báo Vệ quốc quân (sau là báo Quân đội Nhân dân).

Ông mất sau một cơn đau tim đột ngột ngày 18 tháng 8 năm 1950 trên đường đi công tác tại chiến khu Việt Bắc.

Thâm Tâm nổi tiếng với bài thơ Tống biệt hành. Sinh thời ông chưa in thơ thành tập. Sáng tác thơ của ông được xuất bản năm 1988 trong sưu tập Thơ Thâm Tâm.

Ngoài ra, Thâm Tâm còn có có 3 bài thơ Gửi T.T.Kh, Màu máu Tygôn, Dang dở. Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho thi sĩ bí ẩn T.T.Kh trong năm 1940. Trong các bài thơ, ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh. Một số người còn cho rằng chính ông là T.T.Kh. Tuy nhiên, vẫn không ai biết chính xác là như thế nào.

Thâm Tâm được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

[sửa] Tác phẩm chính

[sửa] Thơ

  • Tống biệt hành
  • Ngẫm nghĩ cố sự
  • Chào Hương Sơn
  • Ly biệt
  • Vạn lý Trường thành (thơ in trên các báo trước 1945)
  • Chiều mưa đường số 5 (1948)
  • Thơ Thâm Tâm (1988)

[sửa] Kịch

  • Sương tháng Tám (kịch một hồi, Tiểu thuyết thứ bảy, 1939)
  • Nga Thiên Hương
  • 19-8
  • Lối sống (1945)
  • Lá cờ máu
  • Người thợ (1946)

T.T.KH là ai? Tác Giả: T. T. Kh.

T.T.Kh. với những câu thơ xót xa cảm động:

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim một bóng người…

Vậy T.T.Kh. là ai? Nam hay nữ? Bút danh này chỉ thấy ghi ở ba bài thơ đăng trong Tiểu thuyết thứ bảy và một bài trên báo Phụ nữ, rồi thôi, không thấy xuất hiện nữa.

Ông Hoài Thanh, năm 1941, có soạn cuốn Thi nhân Việt Nam cũng trích dẫn T.T.Kh. với lời ghi chú: “Sau khi bài thơ kia đăng rồi, xóm nhà văn bỗng xôn xao, đến mấy người nhất quyết T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt. Có kẻ không ngần ngại cho những bài thơ ấy là những áng thơ kiệt tác…”.

Hôm nay xin công bố với bạn đọc, một thông tin chúng tôi được biết về T.T.Kh. Người kể còn sống, mà T.T.Kh. cách đây bốn năm vẫn còn gặp. Chúng tôi thấy cần phải công bố ngay vì nó có lợi cho việc là văn học sử sau này.

Số là vào dịp hội đền Bà Tấm năm nay (Kỷ Tỵ, 1989), chúng tôi rủ nhau sang Phú Thụy dự hội. Cùng đi có nhà thơ Lương Trúc thuộc lớp thơ trước Cách mạng tháng Tám, năm nay đã 74 tuổi (tên thật là Phạm Quang Hòa), bạn thân với các nhà thơ Thâm Tâm, Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. Chính bài Tống biệt hành Thâm Tâm viết tặng Phạm Quang Hòa khi đi hoạt động cách mạng. Nguyễn Bính cũng có bài thơ tặng Phạm Quang Hòa mở đầu bằng hai câu:

Tôi và anh: Bính và Hòa
ở đây xa chị, xa nhà, xa em…
Và đây kết thúc bằng hai câu:
Đây là giọt lệ phân ly
Ngày mai tôi ở, anh đi, bao giờ…?

Nhà thơ Lương Trúc là người cung cấp tư liệu, và tất nhiên ông sẽ sẵn sàng chịu trách nhiệm về họ tên tác giả Hai sắc hoa ti-gôn được công bố dưới đây. Cùng nghe hôm đó với tôi có nhà thơ Trần Lê Văn và nhà thơ Tú Sót.

T.T.Kh. tên thật là Trần Thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Hai người yêu nhau, nhưng biết không lấy được nhau, hẹn giữ kín mối tình, để đỡ phiền đến gia đình của nhau sau này. Cô Khánh đọc Tiểu thuyết thứ bảy in truyện ngắn Hoa ti-gôn của Thanh Châu (số tháng 9-1937) xúc động, tự thổ lộ câu chuyện riêng bằng bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn và gửi đăng Tiểu thuyết thứ bảy.

Bài thơ in ra gây xôn xao trong làng văn chương như ông Hoài Thanh ghi nhận. Tiếp đó để giải thích lý do viết bài Hai sắc hoa ti-gôn, T.T.Kh. gửi đến Tiểu thuyết thứ bảy một bài nữa, với tiêu đề là Bài thơ thứ nhất và viết tặng riêng Thâm Tâm bài thơ Đan áo.

Lại càng xôn xao, nhiều người cho là nam giới giả danh, nhiều người nhận là người yêu của mình, trong số này có nhà thơ Nguyễn Bính.

Thâm Tâm hồi ấy còn trẻ, với tính hiếu thắng của tuổi trẻ, ông đã gửi báo Phụ nữ đăng bài thơ Đan áo để minh chứng với thiên hạ rằng T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Tất nhiên không có sự đồng ý của T.T.Kh.

Và thế là T.T.Kh. giận, cô viết bài thơ lấy tiêu đề Bài thơ cuối cùng gửi đăng ở Tiểu thuyết thứ bảy, vừa hờn vừa giận đầy yêu thương, và cũng từ đấy T.T.Kh. “tắt lịm” trên thi đàn.

Sau này, Thâm Tâm có viết một bài thơ dài để trả lời T.T.Kh. bài Các anh, (tập thơ mới của Thâm Tâm, nhà xuất bản Văn học 1987, có in bài Các anh nhưng đây chỉ mới trích một phần).

Lời bàn: Có người viết hàng trăm bài thơ, in hơn chục tập thơ, mà không gây được mộ vang hưởng nào trong nghệ thuật thơ. T.T.Kh. viết bốn bài, có bài đã gây được vang hưởng.

Thơ hay đâu cần nhiều.

Phê-lích ác-ve (Félix Arvers, 1806-1850) chỉ nhờ bài Tình tuyệt vọng mà tên tuổi được ghi trong văn học sử Pháp. Mới hay trong “lãnh địa” nghệ thuật, số lượng chỉ là cái không đáng kể. T.T.Kh. cần phải đợc xem xét và đáng giá như một tác giả của dòng thơ lãng mạn trước Cách mạng tháng Tám. Điều đó không có gì là quá đáng.

Được biết T.T.Kh. về sống ở Thanh Hóa đã bốn năm nay, không biết bây giờ bà còn hay mất, nhưng cứ xin phép cho chúng tôi được công bố điều bí mật trên vì nghĩ rằng:

Thời gian đi đã dài, nhà thơ Thâm Tâm đã mất, ông nhà cũng quy tiên. Vả lại, cũng vì công việc của văn sử học, nếu đã tìm ra tác giả của một tác phẩm nổi tiếng thì dù đắn đo đến đâu rồi cũng phải công bố.

tanhieptho.com – theo Hoàng Tiến/(Nhân dân Chủ nhật số 23 tháng 7-1989)