Bài thơ cuối cùng (T.T.Kh.) 1938

Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ…
Một mùa thu cũ một lòng đau.
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu ?

Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khi.
Trách ai mang cánh ti-gôn ấy
Mà viết tình em được ích gì ?

Chỉ có ba người được đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em.
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy biết không ?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung.
Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng.

Từ nay anh hãy bán thơ anh,
Và để yên tôi với một mình.
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi.
Buồng “nghiêm” thơ thẩn hồn eo hẹp
Ai nhớ người không muốn nhớ lời.

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết bởi rồi đây,
Nếu không im được thì tôi chết.
Đêm hỡi làm sao tối thế này ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên,
Mà phương trời gió chẳng làm quên.
Mà người vỡ lở duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.

Tôi biết làm sao được hỡi trời!
Giận anh không nỡ, nhớ không thôi.
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh… có một người.

Bài thơ đan áo (T.T.Kh.)

Chị ơi, nếu chị đã yêu,
Đã buồn lỡ hái ít nhiều đau thương.
Đã xa hẳn quãng đời hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.
Biết chăng chị mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em.
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa rụng xuống bên sông bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi gió đã sang bờ ly tan!

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim hót trong lồng
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao.
Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết tim vào lồng “nghiêm”.
Ai đem lễ giáo giam em,
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời…
Lòng em khổ lắm chị ơi!
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ đến ngày mai giật mình.


Không giống như ba bài thơ còn lại được gửi tới tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy và đều làm bằng thơ bảy chữ, bài thơ Đan áo cho chồng này mặc dù cũng ký tên là T.T.Kh. nhưng lại được gửi đăng trên một tờ báo khác và được viết bằng thể thơ lục bát. Vì vậy việc bài thơ này có đích thực cùng tác giả với ba bài thơ còn lại hay không vẫn còn là một nghi vấn.

Trong Bài thơ cuối cùng (đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy sau thời điểm bài thơ Đan áo được đăng), T.T.Kh. đã viết “Chỉ có ba người được đọc riêng, Bài thơ đan áo của chồng em”. “Ba người” là những ai, và nhân vật “chị” trong bài thơ Đan áo này là ai? Tất cả vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng.

Bài thơ thứ nhất (T.T.Kh.)

Thủa trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương
Nhưng nhà nghệ sỹ từ đâu lại
Êm ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lại qua
Làm linh giấc mộng những ngày hoa
Thổi tan âm điệu du dương trước
Và tiễn người đi bến cát xa

Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu hoa rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim qua, nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác
Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.

Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
Người ấy ghi lòng vẫn nhớ em.

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dẫu xác xơ
Tóc úa giết tàn đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chả nên chờ.

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa
Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ.

Tôi run sợ nốt lặng im nghe
Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến
Song đời nào dám tưởng ai về.

Tuy thế tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa than ôi!
Biết đâu tôi một tâm hồn héo
Bên cạnh chồng nghiêm đứng tuổi rồi.

HAI SẮC HOA TIGON

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người ấy với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong,
Và phương trời thẳm mờ sương cát,
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,
Thở dài trong lúc thấy tôi vui.
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,
Anh sợ tình ta cũng thế thôi.

Thuở đó nào tôi có hiểu gì,
Cánh hoa tan tác của sinh ly,
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biết suy.

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường.

Từ đấy thu rồi thu lại thu,
Lòng tôi còn giá đến bao giờ.
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
“Người ấy” cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời,
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi,
Mà từng thu chết, từng thu chết,
Vẫn giấu trong tâm bóng một người.

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhung hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi,
Một mùa thu cũ rất xa xôi.
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi!

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ,
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu…
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng,
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã có chồng,
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ,
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.

(http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-17318.html)

Thơ tkkh- Sự thật hay huyền thoại

Từ hồi còn nhỏ tôi đã được hân hạnh quen biết các nhà thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân. Tôi đã thuộc lòng hầu hết thơ của các ông, và được các ông kể cho nghe nhiều chuyện liên quan đến văn học, nhưng tuyệt nhiên không một lần nào nói về lai lịch của T.T.Kh. Ngay cả sau khi cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh – Hoài Chân ra đời, có in cả thơ Thâm Tâm, Trần Huyền Trân và bài thơ mang tên T.T.Kh. các ông cũng không hề nói đến chuyện ấy. Trong Thi nhân Việt Nam viết về T.T.Kh. như sau: “Hồi tháng 9-1937, Tiểu thuyết thứ bảy đăng một truyện ngắn của ông Thanh Châu: “Hoa ti-gôn”. Ít ngày sau tòa báo nhận được bài thơ nhan đề: -“Bài thơ thứ nhất”. Rồi lại nhận được một bài nữa: “Hai sắc hoa ti-gôn”. Hai bài đều ký T.T.Kh. và đều một nét chữ run run. Từ đấy tòa soạn Tiểu thuyết thứ bảy không nhận được bài báo nữa và cũng không biết T.T.Kh. ở đâu. Nhưng đến khi bài thơ kia đăng rồi, xóm nhà văn bỗng xôn xao. Có mấy người nhất quyết T.T.Kh. chính là người yêu của mình. Và người ta đã phê bình rất náo nhiệt…”

Sở dĩ Hoài Thanh viết như vậy vì có nhiều người làm thơ hưởng ứng thơ T.T.Kh. J.Leiba cho đăng lại bài thơ “Hai sắc hoa ti-gôn” trên và viết mấy câu cảm đề phía dưới như sau:

Anh chép bài thơ tự trái tim

Của người thiếu phụ lỡ làng duyên.

Lời thơ tuyệt vọng ca đau khổ

Yên ủi anh và để tặng em.

Nguyễn Bính làm bài thơ “Dòng dư lệ”, phía trên có trích hai câu thơ T.T.Kh. trong bài thơ “Bài thơ thứ nhất” làm đề từ:

Cho tôi ép nốt dòng dư lệ

Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

Trong bài thơ Nguyễn Bính có nhắc đến Vườn Thanh cũng là lấy từ câu thơ T.T.Kh : Ở lại Vườn Thanh có một mình.

Nhưng vườn Thanh ở đâu? Theo nhà thơ Nguyễn Vỹ một bạn thơ của Thâm Tâm từ trước 1945, thì đó là vườn trong ngôi nhà phố Thanh Giám, sau là Văn Miếu, Hà Nội.

Thâm Tâm cũng làm bài thơ “Các anh” đăng Tiểu thuyết thứ bảy, số 307, ngày 4-5-1940, nguyên văn như sau:

Các anh hãy uống thật say

Cho tôi những cốc rượu đầy rồi im

Giờ hình như quá nửa đêm

Lòng đau, đau lại cái tin cuối mùa

Hơn đàn buồn như trời mưa

Các anh tắt nốt âm thừa đi thôi

Giờ hình như ở ngoài trời

Tiếng xe đã nghiến đường rời rã đi

Tâm tình anh nhạt đâu nghe

Tiếng mùa lá chết đã xê dịch nhiều

Giờ hình như gió thổi đều,

Những loài hoa máu đã gieo nốt đời

Bao nhiêu nghệ sĩ nổi trôi,

Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh

Sá chi những chuyện tâm tình

Lòng đau đem chứa trong bình rượu cay !

Năm 1951, nhân làm công tác địch vận và quân báo của Liên khu III, tôi vào nội thành Nam Định hoạt động, ngẫu nhiên được đọc một bài báo của Anh Đào, đăng trên một tập san của Hà Nội tạm chiếm, tôi xiết bao kinh ngạc khi thấy trong đó có kể tường tận về mối tình giữa Thâm Tâm và T.T.Kh. (Ông Anh Đào bảo đó là tên viết tắt của Thâm Tâm và Khánh) riêng bài thơ “Các anh” của Thâm Tâm bị chép sai 2 câu (lòng đau đau lại cái tim cuối mùa, bị chép là: cái tin cuối mùa; Tâm tình lạnh nhạt đâu nghe, bị chép là: tâm hồn lạnh nhạt đêm nghe). Bài thơ còn bị kéo dài thêm 48 câu nữa, lời thơ rất dở không xứng với tài thơ của Thâm Tâm. Hình như tác giả bài báo cố tình bịa ra để gán cái tên Khánh vào trong bài, nhằm chứng minh T.T.Kh, tên thật là Khánh:

Miệng chồng Khánh gắn trên môi,

Hình anh mắt Khánh sáng ngời còn mơ…

… Khánh ơi ! Còn hỏi gì anh…

Tác giả bài báo còn bịa ra những bài thơ như “màu máu ti-gôn” bảo Thâm Tâm, trong đó có những câu như:

K. hỡi, người của tôi ơi,

Nào ngờ em giết chết một đời,

Dưới mồ đau khổ anh ghi nhớ,

Hình ảnh em hoài, mãi thế thôi !

Những câu thơ “con cóc” như thế dám cả gan gán cho Thâm Tâm hay sao? Chưa hết, bài “Dang dở” còn có những câu:

Thôi em nhé, từ đây anh cất bước

Em yên lòng vui hưởng cuộc đời vui

Đừng buồn thương nhớ tiếc hoặc ngậm ngùi

Muôn việc thảy đều do nơi số kiếp.

Nên nhớ: Thâm Tâm không hề làm thơ tám chữ bao giờ cả?

Tháng 3-1994

H.A

http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-17318.html)

T.T.Kh

T.T.Kh là bút danh của một nhà thơ ẩn danh trong phong trào Thơ mới (19301945), tác giả bài Hai sắc hoa Ti-gôn nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng

Câu chuyện

Sau khi truyện ngắn Hoa Ti gôn[2] của Thanh Châu đăng năm 1937 trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội), tòa soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn[cần dẫn nguồn], mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh, xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước (Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính, Màu máu Ti gôn của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh càng có thêm nhiều dị bản.

[sửa] Tác phẩm

T.T.Kh chỉ đăng 4 tác phẩm rồi bặt danh.

  • Hai sắc hoa Ti-gôn (1937)
  • Bài thơ thứ nhất (1937)
  • Đan áo cho chồng (1937)
  • Bài thơ cuối cùng (1938)

(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Hai sắc hoa ti gôn

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ đến với yêu đương.

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi”.

Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy”.

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời gian khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người.

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai.

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi.

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò.

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi! Người ấy có buồn không
Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?

T.T.KH

Hai sắc hoa Tigôn
TTKH

.
Em vẫn thơ ngây chẳng biết sầu
Ái tình em ðã biết chi ðâu
Cười vui trong cảnh thần tiên mộng
Em ước thơ ngây ðến bạc ðầu

Xuân ấy em còn tính trẻ thơ
Dưới vườn ðào thắm liễu buông tơ
Em vui em nghịch, em ðâu biết
Số kiếp ði qua chẳng ðợi chờ

Bóng ai ðưa ðến giữa vườn xuân
Giấc mộng êm ðềm của ái ân
Mơ chốn tim em, anh tự nhủ
Ái tình ðã ðến tựa ngàn xuân

Tình ðã trôi theo lớp bạc ðầu
Lời thề em chắc ðã mờ phai
Hỡi ai còn nhớ lời ngày ấy
Vẫn ðứng trong vườn dưới gốc mai.

Trông ngóng thư anh dõi ái tình
Trời ðã hiu hắt mặc làm thinh
Ôm hoa em khóc ðời tan nát
Khóc cánh hoa rõi, khóc phận mình

Ngày qua tháng lại ngậm ngùi thương
Hoa nở hoa tàn với gió sương
Em chẳng chọn hoa tung trước gió
Trong lòng ðã tắt lửa yêu ðương