Một chuyện tình của thi hào Nguyễn Du

Thi hào dân tộc Nguyễn Du ra đời năm 1765 tại phường Bích Câu thành Thăng Long, vùng đất mãi mãi còn in đậm thiên diễm tình Tú Uyên – Giáng Kiều nơi mà ngôi sao Văn Giang Đoàn Thị Điểm từng làm say lòng biết bao chàng trai văn nhân, phong lưu mã thượng.

Từ vùng đất muôn tía nghìn hồng đó, Nguyễn Du từng có dịp qua lại quê mẹ: làng Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn (nay là huyện Tiên Sơn, Bắc Ninh), vùng quê quan họ đẹp người hát hay, lừng lẫy tiếng tăm “nước non băm sáu giọng tình đơn ca”… mà Nhị Hà dạt dào sóng nước kia là con sông dẫn lối đưa đường, tình sâu như nước. Đó là con sông từng một thời long lanh soi bóng bà Trần Thị Tần, mẹ Nguyễn Du, viên ngọc bích lộng lẫy từ vùng đất mộng mơ về làm người nâng khăn sửa túi bậc đại quan chốn kinh thành. Vậy nên những mơ màng, say đắm ban đầu sớm chớm nở ở chàng trai đa cảm mới lớn (con thứ 7 của đại quan đầu triều Xuân quận công Nguyễn Nghiễm) chỉ còn chờ dịp là sáng lên, vượt ra ngoài chốn thâm nghiêm kim môn ngọc bội.

Dịp may mắn đó đã tới: Thuở xuân xanh, phải theo học một lão nho ở bờ kia Nhị Hà, Nguyễn Du thường vượt sông trên chiếc đò của cô Đỗ Thị Nhợt, gọi là Nhật có lẽ là hợp hơn vì nàng khác nào những tia mặt trời loé lên trên cảnh sống tối tăm nghèo nàn nơi bờ sông bến nước. Đôi mắt sáng, mái tóc đen dài thướt tha trước gió, giọng nói mặn mà cùng dáng điệu khua chèo thật duyên dáng của nàng khiến chàng thư sinh ngây ngất mà chưa dám ngỏ lời. Cho tới một buổi trưa kia, nàng chèo thuyền ra muộn, chàng thừa lúc vắng khách mớm lời:

“Ai ơi chèo chống tôi sang
Kẻo trời trưa thật lỡ làng tôi ra
Còn nhiều qua lại, lại qua
Giúp cho nhau nữa để mà…”

Chàng cố ý không đọc hết câu. Nàng thắc mắc giục giã. Chàng tần ngần: “Phải do cô nương nói chứ, tôi đâu dám thêm vào”. Nàng vừa khua chèo, vừa ngâm khẽ, vẻ ngượng ngùng:

“Giúp cho nhau nữa để mà quen nhau”

Từ đó hai người càng thân thiết. Từ mỗi buổi bến đò quạnh vắng, nàng nhìn chàng âu yếm thủ thỉ “Bây giờ có thể thay chữ “quen” thành chữ “thương” được đấy cậu chiêu nhỉ?”. Chàng ngây ngất sung sướng ngâm:

“Xưa quen nay đã nên thương
Cùng nhau xe mối tơ vương chữ tình
Người xinh xinh, cảnh xinh xinh
Trên trời dưới nước giữa mình với ta”.

Ngọn lửa tình đã cháy lên, tưởng không gì dập tắt nổi. Đáng tiếc thay, thời phong kiến đòi môn đăng hộ đối thì con quan tể tướng làm sao có thể lấy cô lái đò làm vợ chính. Việc đó đến tai gia đình, Nguyễn Du bị khiển trách, đò ngang thay người lái. Con sông Hồng đỏ nặng phù sa thành con sông than thở mang nặng hận tình, mãi mãi còn truyền đi chan chứa những vần thơ đau đớn của Nguyễn Du:

“Yêu nhau những muốn gần nhau
Bể sâu trăm trượng, tình sâu gấp mười
Vì đâu cách trở đôi nơi
Bến nay còn đó, nào người năm xưa”.

Không thể kéo dài tình cảnh này mãi, anh ruột Nguyễn Du là Nguyễn Khản, quan đại thần nhà Lê Trịnh hướng em sang một phương ổn định: đưa Nguyễn Du về làng Hải An, huyện Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam làm con rể Hoàng giáp Đoàn Nguyễn Thục. Hải An (nay là thôn Hải Yến, trong xã Quỳnh Nguyên, thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình)

Leave a Reply

Your email address will not be published.