Nhà thơ Huy Cận : tiểu sử và tác phẩm

Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31 tháng 5 năm 1919 tại xã Ân Phú, huyện Dương Sơn, Hà Tĩnh. Nơi ở hiện nay: Hà Nội, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam 1957.

Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận đi học (Tú tài, Cao đẳng Nông Lâm…) và hoạt động Văn học. Từ đầu năm 1942, vừa học Nông Lâm vừa tham gia hoạt động bí mật và làm thơ, viết văn. Cuối tháng 7-1945, tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào và được bầu vào ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc (sau mở rộng thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại. Là Bộ trưởng Canh nông và Thanh tra đặc biệt của Chính phủ lâm Thời. Từ 5-11 năm 1946 là Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Trong kháng chiến chống Pháp là Thứ trưởng Bộ Canh nông (12-1946 đến 7-1947) rồi Thứ trưởng Bộ Kinh tế (1947-1949). Từ 1949 đến 1955: Thứ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ. Từ 1955 đến 1984: Thứ trưởng Bộ Văn hóa; Từ tháng 9-1984: Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch ủy ban Trung ương Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Hiện là Phó chủ tịch ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Nhà thơ còn là Đại biểu Quốc hội khóa 1, 2 và 7.

Được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (đợt I-1996).

Tác phẩm:

THƠ: Lửa thiêng (1940); Vũ trụ ca (1942); Trời mỗi ngày lại sáng (1958); Đất nở hoa (1960); Bài thơ của đời (1963); Hai bàn tay em (1967); Phù Đổng Thiên Vương (1968); Những năm 60 (1968); Cô gái Mèo (1972); Thiếu niên anh hùng họp mặt (1973); Chiến trường gần chiến trường xa (1973); Những người mẹ, những người vợ (1974); Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975); Sơn Tinh, Thủy Tinh (1976); Ngôi nhà giữa nắng (1978); Hạt lại gieo (1984); Tuyển tập Huy Cận tập I (1986); Chim làm ra gió (1991); Tào Phùng (1993); Thơ tình Huy Cận (1994); Marées de la Mer orientale Paris (1994); Tuyển tập Huy Cận II (1995); Thiên việt lương việt lãng (Bắc Kinh, 1959); Messages stellaires et terrestres (Canada, 1996); Thơ Huy Cận (1996).

VĂN: Tâm sự gái già (1940); Kinh cầu tự (1942); Suy nghĩ về nghệ thuật (1980 – 1982); Culture et politique république socialiste du Việt Nam. Paris (1985); Một cuộc cách mạng trong thi ca (chủ biên cùng Hà Minh Đức, 1993); Suy nghĩ về bản sắc dân tộc (1994); Các vùng văn hóa Việt Nam (chủ biên cùng Đinh Gia Khán, 1995); Culture Vietnamienne (traditionnelle et contemporaine, 1997).

Ông đồ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay

Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Tràng Giang

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc giữa dòng

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, chiều lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

Huy Cận

Tình thơ

Ta ngày ấy ! tình yêu vừa biết đọc

lạc rừng mơ rạo rực cung thơ

say bâng khuâng yêu nắng dại khờ

lựa tứ cảm vần ngây ngô – muôn thuở

Em có biết khi rừng mơ chưa khép

bởi tình yêu chấp cánh bay lên

thuong nắng nghiêng mái tóc mây huyền

đong cảm xúc – nguồn thơ – duyên nợ

Và thôi nhé

nếu mình không duyên nợ

cũng nợ tình hoa mộng rừng mơ

cho con tim xao động chút hươnng hồ

nguồn cảm xúc mềm cung tơ

thức dậy

để

gởi vào mây lãng tử dòng thơ

Nguyễn Bính – Tuyển Tập, Tác Giả – Tác Phẩm

Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 tại xã Đồng Đội, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định (hiện nay đã được đổi lại là Hà Nam Ninh); ông lấy bút hiệu Nguyễn Bính.

Theo tài liệu được Hội Nhà Văn ở Hà Nội công bố về tiểu sử của ông: thuở nhỏ Nguyễn Bính không được đi học ở nhà truờng mà chỉ đuợc học ở nhà với cha là ông đồ nho Nguyễn Đạo Bình và đồng thời cũng được người cậu ruột là Bùi Trinh Khiêm dạy kèm. Ông mồ côi mẹ rất sớm, gia đình túng quẫn, nên khi lên 10 tuổi đã phải theo anh ruột là Nguyễn Mạnh Phác ra Hà Nội sinh sống. Thời gian này ông được người anh dạy học ở nhà… Những năm đầu thập niên 40, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào Miền Nam. Lúc này ông đổi tên là Nguyễn Bính Thuyết. Năm 1 43, Nguyễn Bính lại đi vào Miền Nam lần thứ ba và đã gặp Đông Hồ, Kiên Giang. Có lúc ông cư ngụ trong nhà Kiên Giang… Đó là thời ông viết những bài Hành Phương Nam, Tặng Kiên Giang, Từ Độ Về Đây#…

“Từ độ về đây sống rất nghèo
Bạn bè chỉ có gió trăng theo
Những thằng bất nghiã xin đừng tới
Hãy để thềm ta xanh sắc rêu#.”
(Từ Độ Về Đây – 1943)

Năm 1947, Nguyễn Bính tham gia kháng chiến chống Pháp ở Miền Nam. Đến

Năm 1954, khi Hiệp định Genève chia đôi đất nước, Nguyễn Bính tập kết về Bắc năm 1955 và được bố trí phục vụ trong Hội Nhà văn ở Hà Nội một thời gian.

Năm 1956, Ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ TRĂM HOA (nguyên văn trong tài liệu của Hội Nhà văn);

Đến năm 1958, Nguyễn Bính chuyển về tỉnh nhà Nam Định và phục vụ trong Ty Văn Hoá Nam Định cho đến ngày ông từ giã cõi đờị

Nguyễn Bính chết ngày 20-1-1966, những ngày cuối năm Ất Tị;

Suốt 30 năm sinh hoạt văn nghệ, nhà thơ đã sáng tác nhiều thể loại như làm thơ, viết kịch, truyện thợ.. Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi cạ Ông đã xuất bản được 20 tác phẩm đủ loại:

– Lỡ Bước Sang Ngang (Thơ 1940)
– Tâm Hồn Tôi (Thơ 1940)
– Hương Cố Nhân (Thơ 1941)
– Một Nghìn Cửa Sổ (Thơ 1941)
– Người Con Gái Ở Lầu Hoa (Thơ 1942)
– Mười Hai Bến Nước (Thơ 1942)
– Mây Tần (Thơ 1942)
– Bóng Giai Nhân (Kịch Thơ 1942)
– Truyện Tỳ Bà (Truyện Thơ 1942)
– Ông Lão Mài Gươm (Thơ 1947)
– Đồng Tháp Mười (Thơ 1955)
– Trả Ta Về (Thơ 1955)
– Gửi Người Vợ Miền Nam (Thơ 1955)
– Trong Bóng Cờ Bay (Truyện Thơ 1957)
– Nước Giếng Thơi (Thơ 1957)
– Tiếng Trống Đêm Xuân (Truyện Thơ 1958)
– Tình Nghĩa Đôi Ta (Thơ 1960)
– Cô Son (Chèo cổ 1961)
– Đêm Sao Sáng (Thơ 1962)
– Người Lái Đò Sông Vỵ (Chèo 1964)

Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số thơ rời viết trong năm 1964, 1965 và 1966 chưa kịp xuất bản.

Anh về quê cũ
Nguyễn Bính

Anh về quê cũ: thôn Vân
Sau khi đã biết phong trần ra sao.
Từ nay lại tắm ao đào
Rượu dâu nhà cất, thuốc lào nhà phơi.
Giang hồ sót lại mình tôi
Quê người đắng khói, quê người cay men.
Nam Kỳ rồi lại Cao Miên
Tắm trong một cái biển tiền người ta…
Biển tiền, ôi biển bao la

Mình không bẩn được vẫn là tay không…
Thôn Vân có biếc, có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều.
Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay.
Quả lành nặng trĩu từng cây
Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen.
Hiu hiu gió quạt, trăng đèn
Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi.
Ăn gỏi cá, đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân.

Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Phương nào kết dải mây Tần cho ta
Từ nay, khi nhớ quê nhà
Thấy mây Tần biết đó là thôn Vân.

Ơi thôn Vân, hỡi thôn Vân!
Anh em ly tán, lầu dần thành ra,
Không còn ai ở lại nhà,
Hỏi còn ai nữa ? Để hoa đầy vườn,
Trăng đầy ngõ, gió đầy thôn,
Anh về quê cũ có buồn không anh?

Áo anh
Nguyễn Bính

Tằm em ăn rỗi hôm nay
Hái dâu, em bận suốt ngày hôm qua.
Mong sao tằm tốt, tơ già,
May đôi áo nái làm quà cho anh.

Hẹn cho một hẹn, anh chờ
Em may áo nái bao giờ mới xong?
Lạy trời tắt gió ngang sông
Qua đò biếu áo, yên lòng em tôi.

Đưa anh đến bến đò ngang
Con sào đẩy sóng, thuyền nan lìa bờ.
Anh đi sương gió vật vờ
Em về chọn kén, chuốt tơ, chăn tằm

Đến mùa gió bấc sang năm
Bao nhiêu lụa bấy nhiêu làm áo anh.
Mong sao sự nghiệp chóng thành
Áo anh đã có em anh may giùm.

Bài Hành Phương Nam

Hai ta lưu lạc phương Nam này
Đã mấy mùa qua én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay !
Lòng đắng xá chi muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say !
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã 1
Mà áo khinh cừu chưa ai may !
Ngươi giam chi khí vòng cơm áo
Ta trói thân vào lụy nước mây
Ai biết thương nhau từ buổi trước
Bây giờ gặp nhau trong phút giây
Nợ thế, trả chưa tròn một món
Sòng đời, thua đến trắng hai tay
Quê nhà xa lắc xa lơ đó
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi ! Buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy
Vẫn dám ăn tiêu cho đến hết
Ngày mai ra sao rồi sẽ hay
Ngày mai, có nghĩa gì đâu nhỉ?
Cốt nhất cười vui trọn tối nay
Rẫy ruồng châu ngọc, thù son phấn
Mắt đỏ lên rồi, cứ chết ngay .

Hỡi ơi ! Nhiếp Chính mà băm mặt
Giữa chợ ai người khóc nhận thây ?
Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén 2
Ai kẻ dâng vàng, ai biếu tay ?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự 3
Giày cỏ, gươm cùn, ta đi đây

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã dấy phong yên khắp bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi !

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi
Ngươi ơi ! Ngươi ơi ! Hề ngươi ơi !
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi !

Đa Kao 1943

Bên hồ

Lá rơi theo gió lá bay
Bên hồ, ta đứng đắm say nhìn hồ.
Sương mai đây có trắng mờ
Như còn lưu luyến đôi bờ cây xanh.
Xa trên mặt nước mông mênh
Buông thuyền, cô gái nghiêng mình hái sen

Bến mơ

Bến mơ thuyền đậu, dưới thuyền mơ.
Tôi đã mơ màng chuyện tóc tơ.
Bỏ dở khăn thêu, nàng lẳng lặng
Đến xem chàng nối mấy vần thơ.

Bỗng nàng sung sướng vỗ tay reo,
-Thi sĩ, chồng em, anh đáng yêu!
Những vận thơ anh huyền ảo quá!
Và thiêng liêng quá! Và cao siêu!

Chàng ngước nhìn nàng trong luyến ái:
-Mình ơi! mình nối hộ thơ, mình!
-Em chả nối thơ đâu đấy nhé!
Suốt đời em chỉ muốn hôn anh.

Một chiếc, một chiếc lại một chiếc,
Má chàng in có vạn đôi môi.
Chàng cười như nấc đi từng lúc:
– Anh lạy cô mình, anh xin thôi!

Bên sông

Có hai em bé học trò
Xem con kiến gió đi đò lá tre.
Nứa xuôi từng một thôi bè
Nắng sang bãi cát bên kia có chiều.
Thoáng như một lớp phù kiều
Chim đàn nối cánh bay vèo ngang sông.
Thuyền buôn đã mấy ngày ròng
Nằm suông, lái chửa ăn xong giá hàng

Bóng bướm

Cành dâu cao, lá dâu cao
Lênh đênh bóng bướm trôi vào mắt em.
Anh đi đèn sách mười niên
Biết rằng bóng bướm có lên kinh thành.

Cành dâu xanh, lá dâu xanh
Một mình em hái, một mình em thương.
Mới rồi mãn khóa thi hương
Ngựa điều, võng tía qua đường những ai?

Bước đi bước nữa

Xê lại gần đây, xích lại gần đây!
Lại đây cho mẹ nhủ câu này:
Mẹ không muốn thế nhưng mà nghĩ
Bấy lâu mẹ đã nhiều đắng cay.

Kể con cũng lớn khôn rồi,
Chín suối cha con hẳn ngậm cười.
Mẹ muốn bước thêm bước nữa,
Còn đàn em nhỏ cậy con nuôi.

Con ơi! mẹ khóc suốt đêm kia,
Khóc suốt đêm qua nữa, chỉ vì…
Con mẹ có còn thương mẹ dại
Thì con gái mẹ nhận lời đi!

Mẹ cũng không mong sướng lấy mình,
Nhưng mà số phận bắt điêu linh.
Vả chăng thiên hạ nào riêng mẹ,
Gái góa qua đò uổng tiết trinh.

Mai mốt… con ơi! mẹ lấy chồng,
Chúng con coi mẹ có như không.
Khuya rồi đấy nhỉ! con đi nghỉ,
Gió bấc đêm nay lạnh ngập phòng.

Bướm nói điêu

Em thấy đời em trống trải nhiều
Vì đời em chả có ai yêu
Đời em là một vườn hoa nở
Bướm hẹn về, rồi bướm nói điêu…

Cái quạt

Cái quạt mười tám cái nan
Anh phất vào đấy muôn vàn nhớ nhung
Gió sông, gió núi, gió rừng
Anh niệm thần chú thì ngừng lại đây.

Gió Nam Bắc, gió Đông Tây
Hãy hầu công chúa thâu ngày, thâu đêm
Em ơi công chúa là em
Anh là quan trạng đi xem hoa về

Trên giời có vẩy tê tê
Đôi bên ước thề duyên hãy tròn duyên
Quạt này trạng để làm tin
Đêm nay khép mở tình duyên với nàng.

Cảm tác

Thơ suông, rượu nhạt, quán cơm nghèo,
Xuân xế mùa xuân, chiều xế chiều.
Chín hẹn đã sai mười: bạn quý,
Nghìn voi không được một: người yêu.
Bá Nha thuở trước còn Chung Tử.
Kim Trọng đời nay hết Thúy Kiều.
Võng tía, tàn vàng đi nượp nượp,
Giũ tà áo vải bụi bay theo…

Cánh buồm nâu

Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu ?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…

Cầu nguyện

Nàng hãy vui đi, dẫu một ngày
Dẫu phân ba phút, góc tư giây
Dẫu trong thoáng mắt nhìn như chớp
Cũng đủ cho nàng quên đắng cay

Nàng đừng nên tưởng tôi không biết
Những nỗi yêu thương những oán sầu
Tràn ngập những đêm đầy nước mắt
Những ngày đầy hận của nàng đâu ?

Cây bàng cuối thu

Thu sang trên những cành bàng
Chỉ còn hai chiếc lá vàng mà thôi.

Hôm qua đã rụng một rồi
Lá theo gió cuốn ra ngoài sơn thôn.

Hôm nay lá thấy tôi buồn
Lìa cành theo gió, lá luồn qua song.

Hai tay ôm lá vào lòng
Than ôi chiếc lá cuối cùng là đây!

Quạnh hiu như tấm thân này
Lại âm thầm sống những ngày gió mưa

Chân Quê

Hôm qua em đi tỉnh về
Đợi em ở mãi con đê đầu làng
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Nào đâu cái yếm lụa sồi
Cái dây lưng đủi nhuộm hồi sang xuân
Nào đâu cái ái tứ thân
Cái khăn mỏ quạ cái quần nái đen
Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều

Chẳng biết yêu nhau phải những gì

Năm đã qua rồi, trong lớp học
Tôi nghe Uyển đọc bài thi
Hai ta trẻ lắm tình thơ dại
Chẳng biết… yêu nhau phải những gì

Chờ

Hẹn cho một hẹn, anh chờ
Em may áo nái bao giờ cho xong
Lạy giời, tắt gió ngang sông
Qua đò biếu áo yên lòng em tôi.
Chị anh đi lấy chồng rồi.
Anh mong tằm tốt bằng mười mọi năm

Chờ mong

Chờ mong như suốt đêm qua,
Chàng ơi! một tháng là ba mươi ngày…
Lần lần lá rụng rồi đây,
Tơ đàn rã rợi cho tay lỗi đàn.
Tiếng đâu rào rạt rộn ràng?
Ngựa ai ai cưỡi trên ngàn lá khô.
Tiếng đâu xao động lô xô ?
Xe ai ai đẩy ngang bờ giâu xanh.
Buồng hương bóng bóng mình mình,
Gió hiu hiu hắt qua mành mành hoa.
Người về chỉ những người ta,
Gió mơ hồ nhắn người ta quên về.
Nay rồi mai lại ngày kia,
Nhớ mong chờ đợi đến khi… ? hỡi chàng!

Chờ nhau

Láng giềng đã đỏ đèn đâu
Chờ em ăn dập miếng giầu em sang
Đôi ta cùng ở một làng
Cùng chung một ngõ vội vàng chi anh

Em nghe họ nói mong manh
Hình như họ biết chúng mình với nhau.
Ai làm cả gió đắt cau,
Mấy hôm sương muối cho giầu đổ non.

Cô hái mơ

Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ,
Say nhìn xa rặng núi xanh lơ,
Khí trời lặng lẽ và trong trẻo,
Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ

Hỡi cô con gái hái mơ già !
Cô chửa về ư ? Đường thì xa
Mà ánh trời hôm dần một tắt
Hay cô ở lại về cùng ta?

Nhà ta ở dưới gốc cây dương
Cách động Hương Sơn nửa dặm đường
Có suối nước trong tuôn róc rách.
Có hoa bên suối ngát đưa hương.

Cô hái mơ ơi !
Chẳng trả lời nhau lấy một lời.
Cứ lặng rồi đi, rồi khuất bóng.
Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi

Cô Hàng Xóm

Nhà nàng ở cạnh nhà tôi
Cách nhau cái dậu mùng tơi xanh rờn
Hai người sống giữa cô đơn
Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi
Giá đừng có dậu mùng tơi
Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng…
Có con bướm trắng thường sang bên này

Bướm ơi! Bướm hãy vào đây!
Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi…
Chả bao giờ thấy nàng cười,
Nàng hong tơ ướt ra ngoài mái hiên

Mắt nàng đăm đắm trông lên…
Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi!
Bỗng dưng tôi thấy bồi hồi,
Tôi buồn tự hỏi : Hay tôi yêu nàng?

-Không, từ ân ái lỡ làng
Tình tôi than lạnh, tro tàn làm sao?
Tơ hong nàng chả cất vào
Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang.

Mấy hôm nay chẳng thấy nàng
Giá tôi cũng có tơ vàng mà hong
Cái gì như thể nhớ mong
Nhớ nàng? Không! Quyết là không nhớ nàng!

Vâng, từ ân ái lỡ làng
Lòng tôi riêng nhớ bạn vàng ngày xưa.
Tầm tầm trời cứ đổ mưa
Hết hôm nay nữa là vừa bốn hôm

Cô đơn buồn lại thêm buồn
Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi?
Hôm nay mưa đã tạnh rồi!
Tơ không hong nữa, bướm lười không sang

Bên hiên vẫn vắng bóng nàng
Rưng rưng… tôi gục xuống bàn rưng rưng…
Nhớ con bướm trắng lạ lùng!
Nhớ tơ vàng nữa, nhưng không nhớ nàng.

Hỡi ơi! Bướm trắng, tơ vàng!
Mau về mà chịu tang nàng đi thôi!
Ðêm qua nàng đã chết rồi
Nghẹn ngào tôi khóc… quả tôi yêu nàng.

Hồn trinh còn ở trần gian?
Nhập vào bướm trắng mà sang bên này

Cô lái đò

Xuân đã đem mong nhớ trở về
Lòng cô lái ở bên sông kia.
Cô hồi tưởng lại ba xuân trước,
Trên bến cùng ai đã nặng thề.

Nhưng rồi người khách tình xuân ấy,
Đi biệt không về với bến sông.
Đã mấy lần xuân trôi chảy mãi
Mấy lần cô lái mỏi mòn trông.

Xuân này đến nữa, đã ba xuân
Đốm lửa tình duyên tắt nguội dần.
Chẳng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi
Cô đành lỗi bước với tình quân.

Bỏ thuyền, bỏ lái bỏ dòng sông,
Cô lái đò kia đi lấy chồng.
Vắng bóng cô em từ dạo ấy,
Để buồn cho những khách sang sông.

Đàn tôi

Đàn tôi đứt hết dây rồi
Không người nối hộ, không người thay cho
Rì rào những buổi gieo mưa
Lòng đơn ngỡ tiếng quay tơ đằm đằm.

Có cô lối xóm hàng năm
Trồng dâu tốt lá, chăn tằm ươm tơ
Năm nay biết đến bao giờ
Dâu cô tới lứa, tằm cô chín vàng ?
Tơ cô óng chuốt mịn màng
Sang xin một ít cho đàn có dây.

Đề thơ trên mảnh quạt vàng

Tặng Hoàng Tấn

Người ngọc trao tay mảnh quạt vàng
Mở lòng một sớm gió thu sang
Tình yêu không cứ mưa hay nắng
Những tưởng trăm năm phụng sánh hoàng

Nào ngờ duyên kiếp vốn chia phôi
Quạt ước còn đây hẹn lỡ rồi!
Ai biết tình anh khi khép lại
Cũng là mảnh quạt cuối thu thôi!

Đêm cuối cùng

Hội làng mở giữa mùa thu
Trời cao, gió cả, trăng như ban ngày.
Hội làng còn một đêm nay
Gặp em còn một lần này nữa thôi.

Phường chèo đóng Nhị độ Mai
Sao em lại đứng với người đi xem ?
Mấy lần tôi muốn gọi em,
Lớp Mai Sinh tiễn Hạnh Nguyên sang Hồ

Tình tôi mở giữa mùa thu
Tình em lẳng lặng kín như buồng tằm

Đêm sao sáng

Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng trời đương thấp bỗng nhiên cao
Sông Ngân đã tỏ đôi bờ lạnh
Ai biết cầu Ô ở chỗ nào ?

Tìm mũ Thần Nông chẳng thấy đâu
Thấy con Vịt lội giữa dòng sâu
Sao Hôm như mắt em ngày ấy
Rớm lệ nhìn tôi bước xuống tầu

Chòm sao Bắc Đẩu sáng tinh khôi
Lộng lẫy uy nghi một góc trời
Em ở bên kia bờ vỹ tuyến
Nhìn sao thao thức mấy năm rồi

Sao đặc trời cao sáng suốt đêm
Sao đêm chung sáng chẳng chung miền
Trời còn có bữa sao quên mọc
Tôi chẳng đêm nào chẳng nhớ em.

Đoá hoa hồng

Thưa đây, một đoá hoa hồng
Và đây một án hương lòng hoang vu
Đầu bù trở lại kinh đô
Tơ vương chín mối sầu cho một lòng
Tình tôi như đóa hoa hồng
Ở mương oan trái trong lòng tịch liêu
Kinh đô cát bụi bay nhiều
Tìm đâu thấy được người yêu hoa hồng

Đôi khuyên bạc

Làng bên vào đám, tối nay chèo
Nàng thấy bà đi, tất tưởi theo,
Tằm tơ kéo được đôi khuyên bạc
Giấu diếm nay nàng mới dám đeo.

Nàng đẹp mà nàng lại có duyên
Trai thôn thầm liếc, liếc thầm khen.
Thấy họ nhìn mình, nàng hóa thẹn
Níu bà về để… tháo đôi khuyên.

Đôi nhạn

Tặng anh chị L.

Một bông cúc nở trong vườn vắng,
Gió lạnh ngàn phương lướt thướt về.
Lá úa dần mòn rơi rụng hết,
Sương mù giăng mắc lụa lê thê.

Sông quạnh, tóc huyền buông lả lướt,
Nàng buồn đưa mắt hững hờ trông:
Một hai ba cánh buồm nâu ngả,
Biển dậy mầu xanh sóng trập trùng.

Bỗng ngang biển thẳm, ngang trời thẳm,
Một chấm đen rồi hai chấm đen.
Đôi vợ chồng son: đôi nhạn nhỏ,
Bay về tổ ấm mớm hương duyên.

Sông yêu bốn cánh chèo khoan nhặt,
Cố đẩy đò yêu đến bến yêu.
Tuy gió lạnh về, sương lạnh xuống,
Thì mùa thu lạnh biết bao nhiêu!

Đồng Tháp Mười

Bảy trăm nghìn mẫu đất
Sớt chia bốn tỉnh miền Nam
Khăng khít biên thùy Chùa Tháp
Nằm trong tay trái Cửu Long Giang
Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười
Bao la bát ngát
Đưng sậy lên hoang
Mùa nắng đất khô cỏ cháy
Mùa mưa nước ngập lan tràn
Cò trắng nghìn năm bay chẳng dứt
Chân trời bốn mặt rộng thênh thang.
Bưng sình hỗn loạn
Kênh rạch ngổn ngang
Theo bờ kênh dân chúng lập thành làng
Sức mạnh muôn người góp lại
Khẩn đất khai hoang
Đào đìa nuôi cá
Lên liếp trồng tràm
Cố nông cùng sức ra làm
Nhớ câu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
Muỗi mòng đ**** vắt
Nước đọng bùn lầy
Người dân quyết sống
Quản gì đắng cay
Nao nao mạch máu dòng kênh chảy
Loang loáng mồ hôi luống đất cày
Tuần mưa cữ nắng đổi thay
Vườn đơm trái ngọt, ruộng đầy lúa thơm
Đồng Tháp Mười
Một mảnh giang sơn
Hình thôn dáng xóm thương thương
Hoa ô môi nở bốn phương anh đào.
*
Kể từ khi
Đặt chân lên đất nước này
Giặc Pháp giở trò xâm lược
Ngậm hờn vong quốc
Tháp Mười chung oán hận với non sông
Bông súng ngoài đồng
Bầm gan tím mặt
Nước phèn chua chát
Lắng nỗi đau thương
Đốc Binh Kiều, Thiên Hộ Dương
Bóng cờ khởi nghĩa mờ trong gió sương
Dưới tay giặc trăm đường nhục nhã
Hai tay làm, làm chả có ăn
Sưu cao thuế nặng trăm phần
Bưng tai bịt mắt xiềng chân gục đầu
Trai tráng đi xâu
Trẻ không được học
Đói nghèo nheo nhóc
Khắp cả non sông thành địa ngục
Há riêng Đồng Tháp mà thôi!
Tiếng cuốc canh trường kêu khắc khoải
Đồng hoang vời vợi bóng trăng soi…
Gươm báu chôn vùi
Đợi giờ quật khởi
Tám mươi năm đen tối
Chao ôi! Thèm khát mặt trời
Đến một buổi
Lửa uất hận bùng sôi cùng máu đổ
Mầm đấu tranh vút mọc với sao vàng
Khắp xóm cùng làng
Reo hò chuyển đất
Say sưa ngây ngất
Cùng với giang sơn
Mừng ngày độc lập
Đồng Tháp Mười
Đồng Tháp Mười
Cờ đỏ sao vàng
Tung bay đầy trời
Lúa vàng reo vui
Chim ca không ngớt lời
Địa ngục phá toang
Xiềng xích chặt rồi
Giữa mùa thu, xuân đất nước khoe tươi
Sáng ra Đồng Tháp mặt trời lại lên
Dân ta giành được chính quyền
Gieo mùa hạnh phúc xây nền tự do
Gây dựng lại cơ đồ Đồng Tháp
Người dân cày mở mặt từ đây
Tiếng hò xa vướng chân mây
Bông gòn trắng xóa trải đầy lối đi
Sóng xanh biển lúa xanh rì
Gió lên từng dãy buồm về phiêu phiêu…
Mỹ An, Thiên Hộ, Cái Bèo
Rau tươi, trái chín, chợ chiều họp đông.

Đồng Tháp Mười, 1949

Đường rừng chiều

Lữ hành bắt gặp quán cơm,
Bầy ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng.
Đèo cao cho suối ngập ngừng,
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều.
Trăng non như một cánh diều
Trẻ con phất dối thả liều lên mây.
Chim nào kêu mỏi ngàn cây
Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe.
Đồi sim dan díu nương chè
Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai…Đường rừng chiều

Lữ hành bắt gặp quán cơm,
Bầy ong bắt gặp mùi thơm hoa rừng.
Đèo cao cho suối ngập ngừng,
Nắng thoai thoải nắng, chiều lưng lửng chiều.
Trăng non như một cánh diều
Trẻ con phất dối thả liều lên mây.
Chim nào kêu mỏi ngàn cây
Ngẩn ngơ đôi chiếc ngựa gầy dong xe.
Đồi sim dan díu nương chè
Trắng phau khói núi, xanh lè áo ai…

Giấc Mơ Anh Lái Đò

Năm xưa chở chiếc thuyền này
Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều
Để tôi mơ mãi mơ nhiều
“Tước đay xe võng nhuộm điều ta đi
Tưng bưng vua mở khoa thi
Tôi đỗ quan Trạng vinh quy về làng
Võng anh đi trước võng nàng
Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”

Đồn rằng đám cưới cô to
Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu
Nhà gái ăn chín nghìn cau
Tiền cheo tiền cưới chừng đâu chín nghìn…
Lang thang anh dạm bán thuyền
Có người giả chín quan tiền lại thôi

Buông sào cho nước sông trôi
Bãi đay thấp thoáng tôi ngồi tôi mơ
Có người con gái đan tơ
Vẫy tay ý muốn sang nhờ bãi đay
Sao cô không gọi sáng ngày
Giờ thuyền tôi chở đã đầy thuyền mơ
Con sông nó có hai bờ
Tôi chưa đỗ Trạng thôi cô lại nhà

Lỡ Bước Sang Ngang

“Em ơi em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Mẹ già một nắng hai sương
Chị đi một bước trăm đường xót xa .
Cậy em, em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
Hôm nay xác pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
Chuyến này chị bước sang ngang
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay .
Rượu hồng em uống cho say,
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
(Rồi đây sóng gió ngang sông,
Đầy thuyền hận,, chị lo không tới bờ)
Miếu thiêng vụng kén người thờ,
Nhà hương khói lạnh, chị nhờ cậy em.
Đêm nay là trắng ba đêm,
Chị thương chị, kiếp con chim lìa đàn.
Một vai gánh vác giang san…
Một vai nữa gánh muôn vàng nhớ thương.
Mắt quầng, tóc rối tơ vương
Em còn cho chị lược gương làm gì !
Một lần này bước ra đi
Là không hẹn một lần về nữa đâu,
Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh
Cũng là thôi\… cũng là đành…
Sang ngang lỡ buớc riêng mình chị sao ?
Tuổi son nhạt thắm phai đào,
Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người !
Em đừng khóc nữa, em ơi !
Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em !
Một đi bảy nổi ba chìm,
Trăm cay nghìn đắng, con tim héo dần
Dù em thương chị mười phần,
Cũng không ngăn nỗi một lần chị đi .”

Chị tôi nước mắt đầm đìa,
Chào hai họ để đi về nhà ai\…
Mẹ trông theo, mẹ thở dài,
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran.
Tôi ra đứng ở đầu làng
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa\.

II

Giời mưa ướt áo làm gì ?
Năm mười bẩy tuổi chị đi lấy chồng.
Người ta: pháo đỏ rượu hồng
Mà trên hồn chị: một vòng hoa tang .
Lần đầu chị bước sang ngang,
Tuổi son sông nước đò giang chưa tường.
Ở nhà em nhớ mẹ thương
Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ .
Mẹ ngồi bên cửi se tơ
Thời thường nhắc: “Chị mầy giờ ra sao ?”
“– Chị bây giờ”… nói thế nào ?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang.
Chị từ lỡ bước sang ngang
Trời dông bão, giữa tràng giang, lật thuyền.
Xuôi dòng nước chảy liên miên,
Đưa thân thế chị tới miền đau thương,
Mười năm gối hận bên giường,
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình,
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên .
Mười năm lòng lạnh như tiền,
Tim đi hết máu, cái duyên không về.
“Nhưng em ơi một đêm hè,
Hoa soan nở, xác con ve hoàn hồn.
Dừng chân bên bến sông buồn,
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang .
Đoái thương, duyên chị lỡ làng.
Đoái thương phận chị dở dang những ngàỵ
Rồi … rồi … chị nói sao đây !
Em ơi, nói nhỏ câu này với em…
…Thế rồi máu trở về tim
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi .
Chị nay lòng ấm lại rồi,
Mối tình chết, đã có người hồi sinh.
Chị từ dan díu với tình,
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng.”

Tim ai khắc một chữ “nàng”
Mà tim chị một chữ “chàng” khắc theo .
Nhưng yêu chỉ để mà yêu,
Chị còn dám ước một điều gì hơn .
Một lần hai lỡ keo sơn,
Mong gì gắn lại phím đàn ngang cung .

Rồi đêm kia, lệ ròng ròng
Tiễn đưa người ấy sang sông chị về.

Tháng ngày qua cửa buồn the,
Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa .

III

Úp mặt vào hai bàn tay,
Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm .

“Đã đành máu trở về tim,
Nhưng không ngăn nỗi cánh chim giang hồ.
Người đi xây dựng cơ đồ…
Chị về trồng cỏ nấm mồ thanh xuân .
Người đi khoác áo phong trần,
Chị về may áo liệm dần nhớ thương .
Hồn trinh ôm chặt chân giường,
Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây .
Năm xưa đêm ấy giường này,
Nghiến răng… nhắm mắt… chau mày … cực chưa !
Thế là tàn một giấc mơ,
Thế là cả một bài thơ não nùng !
Tuổi son má đỏ môi hồng,
Bước chân về đến nhà chồng là thôi !
Đêm qua mưa gió đầy giời,
Trong hồn chị, có một người đi qua …

Em về thương lấy mẹ già,
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
Chị giờ sống cũng như không
Coi như chị đã sang sông đắm đò.”

Những Bóng Người Trên Sân Ga

Những cuộc chia lìa khởi tự đây
Cây đàn xum họp đứt từng dây
Những đời phiêu bạt thân đơn chiếc
Lần lượt theo nhau suốt tối ngày.

Có lần tôi thấy hai cô gái
Áp má vào nhau khóc sụt sùi
Hai bóng chung lưng thành một bóng
“Đường về nhà chị chắc xa xôi”.

Có lần tôi thấy một người yêu
Tiễn một người yêu một buổi chiều
Ở một ga nào xa vắng lắm
Họ cầm tay họ bóng liêu xiêu.

Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
Kẻ ở trên toan kẻ dưới tàu
Họ giục nhau về ba bốn bận
Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu.

Có lần tôi thấy vợ chồng ai
Thèn thẹn đưa nhau bóng chạy dài
Chị mở khăn giầu anh thắt lại
“Mình về nuôi lấy mẹ, mình ơi”.

Có lần tôi thấy một bà già
Đưa tiễn con đi trấn ải xa
Tàu chạy lâu rồi bà vẫn đứng
Lưng còng đổ xuống bóng sân ga.

Có lần tôi thấy một người đi
Chẳng biết về đâu nghĩ những gì
Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
Một mình làm cả cuộc phân ly.

Những chiếc khăn màu thổn thức bay
Những bàn tay vẫy những bàn tay
Những đôi mắt ướt tìm đôi mắt
Buồn ở đâu hơn ở chốn này?

Tôi đã từng chờ những chuyến xe
Đã từng đưa đón kẻ đi về
Sao nhà ga ấy sân ga ấy
Chỉ để cho lòng dấu biệt ly ?

Hà Nội 1937

Qua Nhà

Cái ngày cô chưa có chồng
Đường gần tôi cứ đi vòng cho xa
Lối này lắm bưởi lắm hoa
“Đi vòng để được qua nhà đấy thôi”
Một hôm thấy cô cười cười
Tôi yêu yêu quá nhưng hơi mât lòng
Biết đâu rồi chả nói chòng
“Lang mình khối đứa phải lònh mình đây”

Một năm đến lắm là ngày
Mùa thu mùa cốm vào ngay mùa hồng
Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa
Bờ rào cây bưởi không hoa
Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
Lợn không nuôi đặc ao bèo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng khơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

Quan Trạng

Quan trạng đi bốn lọng vàng
Cờ thiêu tám lá qua làng “Trang Nghiêm”
Mọi người hớn hở ra xem
Chỉ duy có một cô em chạnh buồn
Từ ngày cô chửa thành hôn
Từ ngày anh khóa vẫn còn hàn vi
Thế rồi vua mở khoa thi
Thế rồi quan trạng vinh quy về làng

Trường Huyện

Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Ðội đầu chung một lá sen tơ

Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ hai ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tuởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ.

Em đi phố huyện tiêu điều quá
Trường huyện giờ xây kiểu khác rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi

Tương Tư

Thôn Ðoài ngồi nhớ thôn Ðông,
Một người chín nhớ mười mong một người,
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương Tư là bệnh của tôi yêu nàng,
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này,
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng,

Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành,
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi,

Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai hỏi ai người biết cho,
Bao giờ bến mới gặp đò,
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau,

Nhà em có một giàn trầu,
Nhà tôi có một hàng cau liên phòng,
Thôn Ðoài thì nhớ thôn Ðông,
Cau thôn Ðoài nhớ trầu không thôn nào

Tựu Trường

Những nàng thiếu nữ sông Hương
Da thơm má phấn môi hường lá son
Tựu trường san sát chân thon
Lao xao nón mới màu sơn sáng ngời

Gió thu cứ mãi trêu người
Ðôi thân áo mỏng tơi bời bay lên
Dịu dàng đôi ngón tay tiên
Giữ hờ mép áo làm duyên qua đường

Xuân Tha Hương

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Ôi, chị một em, em một chị
Trời làm xa cách mấy con sông
Em đi trăng gió đời sương gió
Chị ở vuông tròn phận lãnh cung
Chén rượu tha hương, trời : đắng lắm
Trăm hờn nghìn giận một mùa đông

Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao, nhớ lạ lùng…
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
Chị vẫn môi son vẫn má hồng?
Áo rét ai đen mà ngóng đợi
Còn vài hôm nữa hết mùa đông!

Cột nhà hàng xóm lên câu đối
Em đọc tương tư giữa giấy hồng
Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông

Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
Một mình em vẫn cứ tay không
Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
Chị gửi cho em một cánh hồng

Tha hương chẳng gặp người tri kỷ
Một cánh hoa tươi đủ ấm lòng
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng…

Chao ơi, Tết đến em không được
Trông thấy quê hương thật não nùng
Ai bảo mắc duyên vào bút mực
Sòng đời mang lấy số long đong

Người ta đi kiếm giàu sang cả
Mình chỉ mơ hoài chuyện viễn vông
Em biết giàu sang đâu đến lượt
Nợ đời nặng quá gỡ sao xong?

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Tết này, ô thế mà vui chán
Nhưng một mình em uống rượu nồng

Rượu cay nhớ chị hồi con gái
Thương chị từ khi chị lấy chồng
Cố nhân chẳng biết làm sao ấy
Rặt những tin đồn chuyện bướm ong

Thôi, em chẳng dám đa mang nữa
Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
Nàng bèo bọt quá, em lăn lóc
Chấp nối nhau hoài cũng uổng công!

(Một trăm con gái đời nay ấy
Ðừng nói ân tình với thủy chung!)
Người ấy xuân già chê gối lẻ
Nên càng nôn nả chuyện sang sông

Ðò ngang bến dọc tha hồ đấy
Quý hoá gì đâu một chữ đồng!
Vâng, em trẻ dại, em đâu dám
Thôi, để người ta được kén chồng

Thiếu nữ hoài xuân mơ cát sĩ
Chịu làm sao được những đêm đông
Khốn nạn, tưởng yêu thì khó chứ
Không yêu thì thực dễ như không!

Chị ơi, Tết đến em mua rượu
Em uống cho say đến não lòng
Uống say cười vỡ ba gian gác
Ném cái chung tình xuống đáy sông

Thiên hạ “chi nghinh Nam Bắc điểu”
Tình đời “Diệp tống lãng lai phong”
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một chút lòng

Sương muối gió may rầu rĩ lắm
Còn vài hôm nữa hết mùa đông
Xuân đến cho em thêm một tuổi
Thế nào em cũng phải thành công

Em không khóc nữa, không buồn nữa
Ðây một bài thơ hận cuối cùng
Không than chắc hẳn hồn tươi lại
Không khóc tha hồ đôi mắt trong

Chị ơi, Em Cưới Mùa Xuân nhé?
Ðốt pháo cho thơm với rượu hồng
Xa nhà xa chị tuy buồn thật
Cũng cố vui ngang gái được chồng

Em sẽ uống say hơn mọi bận
Cho hồn về tận xứ Hà Ðông
Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng

Với lá thư này là tất cả
Những lời tâm sự một đêm đông
Thôn gà eo óc ngoài xa vắng
Trời đất tàn canh tối mịt mùng

Ðêm nay em thức thi cùng nến
Ai biết tình em với núi sông
Mấy sông mấy núi mà xa được
Lòng chị em ta vẫn một lòng

Tết này chưa chắc em về được
Em gửi về đây một tấm lòng
Cầu mong cho chị vui như Tết
Tóc chị bền xanh, má chị hồng

Trong mùa nắng mới sầu không đến
Giữa hội hoa tươi ấm lại lòng
Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
– Xa nhà, rượu uống có say không?

Chùm thơ của Nguyễn Tất Nhiên

Cho nhỏ ngày thi

Ngày thi sắp gần kề rồi đó nhỏ
Nhỏ lo năm mà ta ngại tới mười
Sợ bài thi làm nhỏ biếng môi cười
Ta thật sự nghe lòng đau khôn xiết

Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi rớt
Nhỏ sẽ buồn như những lá thu bay
Lệ thắm nồng ướt đẫm chiếc khăn tay
Như có dạo nhỏ buồn ta phải đổ

Ta tưởng tượng nếu nhỏ mà thi đổ
Nhỏ có mừng chưa chắc đã hơn ta
Nụ nhỏ cười sẽ rực rở như hoa
Nổi sung sướng ửng hồng đôi má đỏ

Ngày thi đã gần kề rồi đó nhỏ
Ta không thi nhưng hồi hợp lạ thường
Đêm ta nằm cầu mong Chúa xót thương
Cho nhỏ đổ dẩu ta… người ngoại đạo.

Chuông mơ

Áo em trắng cả sân trường trắng
Tan học chiều nay có ngẩn ngơ ?
Chiều nay anh ở xa lăng lắc
Em gầy guộc, em mong manh
Em chưa đủ sức long đong cùng chàng
Em ngây thơ đến rỡ ràng
Em chưa đủ lượng khoan hồng thứ dung
Em tội nghiệp, em tủi thân
Em chưa tự chủ kíp ngăn lệ ràn…

Lôi người té sấp gian nan
Lỗi tôi, ừ đó, muôn phần lỗi tôi.

Bởi yêu em sầu khổ dịu dàng

Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng
Những kỉ niệm đời xin hãy còn xanh
Có một ngày mình bỏ trường bỏ lớp
Cùng ra đi như định luật Trời dành

Nắng bờ sông như màu trang vở cũ
Thuở học trò em làm khổ ai chưa?
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bàn tay xương cầm hờ hững văn bằng

Em hãy đứng trước gương làm dáng
Tự khen minh: “đẹp quá!” đi em
Lỡ mai kia mốt nọ theo chồng
Còn đôi chút luyến lưu thời con gái

Em hãy ra bờ sông nhìn nắng trải
Nhớ cho mình dáng dấp người yêu
Lỡ dòng đời tóc điểm muối tiêu
Còn giây phút chạnh lòng như mới lớn.

Mình hãy trách đời nhau nhiều hư hỏng
Rồi giận hờn cho kỉ niệm đầy tay
Thu miền Nam không thấy lá vàng bay
Anh phải nói: buồm chúng ta màu trắng

Tình cứ đuổi theo người như chiếc bóng
Người thì không bắt bóng được bao giờ
Anh muốn khóc trong buổi đầu niên học
Bởi yêu em nên sầu khổ dịu dàng.